Asprin – người bạn đường của bệnh tim mạch

Rate this post

Bốn nghìn năm trước đây, loài người đã biết cách chữa trị bệnh đau nhức bằng các sản vật tự nhiên lấy từ cây liễu. Rồi cũng chính từ nguyên liệu ấy, nghành hóa dược đã tìm thấy được những phần tử giống với hoạt chất của Aspirin. Hipocrates ông tổ nghề y đã từng có bài sắc vỏ cây liễu để hạ sốt và chữa đau nhức. Pline I Ancien, nhà khoa học tự nhiên, trong tác phẩm “Lịch sử thiên nhiên” của ông. Cây liễu được đặt tên là Salix.

benh timmach

 Sau này khi chiết xuất hoạt chất từ cây liễu, người ta gọi là Salicylic, Aspirin (acid acetyl salicylic) được Montpellier tổng hợp vào năm 1893 và được nhà khoa học Đức Felix Hofmann áp dụng vào điều trị. Đến năm 1899, hãng Bayer đã đưa vào sản xuất với nhãn hiệu Asoirin.

Toàn thế giới không còn xa lạ với Aspirin. Bên cạnh tác dụng giảm đau thông thường như đau đầu, đau răng đau dây thần kinh, thấp khớp… và hạ sốt, Aspirin còn có tác dụng:

  • Làm giảm tỉ lệ tử vong do ung thư đại tràng.
  • Chống lại các gốc tự do trong cơ thể, hạn chế sự lão hóa.
  • Làm giảm tai biến động kinh ở phụ nữ có thai, có tiền sử gia đình bị động kinh.
  • Liều thấp của Aspirin cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzhiemer.

benh tim

Người ta còn phát hiện những tác dụng kì diệu khác của Aspirin, đặc biệt đối với tim mạch. Theo các nhà nghiên cứu, Aspirin có tác dụng tốt với tim mạch do làm giảm độ nhớt của máu, ức chế tiểu cầu là một thành phần của máu mà khi đông vốn dễ tạo thành cục máu đông làm tắc nghẽn lòng mạch và tạo cục máu đông ở tim. Ngoài ra, Aspirin còn có tác dụng bảo vệ các tế bào nội mạc của mạch máu do vậy hạn chế được quá trình xơ vữa động mạch.

Thuốc có tác dụng giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch, hạ thấp tỉ lệ tử vong do tai biến mạch máu não với liều thấp dùng hàng ngày 100 – 300mg/ngày. Năm 1974, John Folts trưởng nhóm nghiên cứu của trường Đại học Wisconsin là nhà nghiên cứu đầu tiên đã chứng minh rằng Aspirin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trong một nghiên cứu 10 năm trước đây, 22.000 bác sĩ khỏe mạnh ở Mỹ có rất ít các nguy cơ của bệnh mạch vành, được chia làm hai nhóm: một nhóm cho uống Aspirin, một nhóm chỉ cho uống “thuốc vờ”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, nhóm uống Aspirin, tần suất bị nhồi máu cơ tim giảm được phân nửa, tần suất tử vong do nhồi máu cơ tim cũng ít hơn nhưng tỉ lệ tử vong chung thì như nhau. Những nghiên cứu này cùng cảnh báo khả năng xuất huyết ở bệnh nhân khi uống Aspirin.

Kết quả nghiên cứu WARSS tại 47 trung tâm ở Mỹ được thực hiện trên 2,206 người trong 2 năm cho thấy Aspirin với liều 325mg mỗi ngày có tác dụng giảm thiểu nguy cơ tái phát nhũn não, Người ta thấy có đến 60% những người bị nhũn não bị tái phát trong vòng 2 năm nếu như không dùng thuốc chống đông máu não.Điều đó chứng tỏ Apirin một lần nữa lại khẳng định được vai trò của mình là một vũ khí phòng chống bệnh tim mạch hữu hiệu.

vai-tro-cua-chat-xo-trong-giam-can2

Một công trình nghiên cứu của Đại học Yale trên 51.000 người đăng trên tạp chí Archive of Internal Medicine cho thấy việc uống Aspirin thường xuyên sẽ giảm được 32% nguy cơ nhồi máu cơ tim ở những người trước đó chưa bao giờ mắc bệnh mạch vành. Giáo sư Patricia Hebert, tác giả bài báo cũng nhấn mạnh, Aspirin có tác dụng phòng ngừa khi chớm bị nhồi máu cơ tim…

Phòng ngừa tai biến nhồi máu cơ tim: Do tác dụng chống đông máu của Aspirin, khi có nguy cơ nhồi máu cơ tim, nếu uống ngay một viện Aspirin thì có đến 20% giảm được nguy cơ. Với liều 160mg mỗi ngày thì có tới 50% hy vọng không tái phát.

Một công trình nghiên cứu về điều trị tăng huyết áp cũng đưa đến một kết luận thống nhất với các  công trình nghiên cứu trước đó: uống Aspirin phòng ngừa với tác dụng giảm tần suất nhồi máu cơ tim và không giảm tỉ lệ tử vong chung.

Những người thuộc nhóm nguy cơ cao như: tăng huyết áp, nghiện thuốc lá, mỡ máu tăng… nên dùng thường xuyên Aspirin với liều 100 – 300mg/ngày sẽ giảm được tai biến. Có nghiên cứu đã kết luận, với liều thấp 75mg mỗi ngày, Aspirin có tác dụng tốt với tim mạch hơn là sử dụng liều cao.

Trên thị trường hiện nay có nhiều chế phẩm chứa Aspirin, với rất nhiều tên thương phẩm khác nhau như: Aspegic, Aspen, Zorprin, Nibol, Opon v…v… với các hàm lượng khác nhau như: 500mg, 100mg, 60mg…

Lưu ý khi sử dụng:

  • Nên uống trong hoặc sau bữa ăn.
  • Với mục đích dự phòng điều trị bệnh tim mạch, nên dùng viên có hàm lượng thấp như: 100mg, 60mg.
  • Không nên bẻ hoặc nhai viên thuốc Aspirin pH8 khi uống.Aspirin pH8 là viên bao phim, chỉ tan ở môi trường pH ở ruột non để hạn chế ảnh hưởng của Aspirin với dạ dày. Nếu bẻ hoặc nhai viên thuốc sẽ làm viện thuốc tan ngay ở dạ dày, có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa.
  • Không sử dụng Aspirin ở những người có tiểu sử đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, các chứng xuất huyết…
  • Thận trọng khi phối hợp Aspirin với các thuốc giảm đau chống viêm khác và vitamin E do làm tăng khả năng gây xuất huyết.
  • Người mắc bệnh thống phong, không nên dùng Aspirin với mục đích giảm đau hoặc để phòng bệnh tim mạch do Aspirin có thể làm tăng acid urie máu, đây là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
  • Lời khuyên cuối cùng: Dù sao thì cũng nên thận trọng, chỉ nên sử dụng Aspirin khi có chỉ định của thầy thuốc. Không nên cho rằng uống Aspirin sẽ thọ hơn. Một điều lưu ý nữa cho bệnh nhân là hãy cảnh giác với tác dụng gây xuất huyết của Aspirin.

2 Gia Đình

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận