Dạy trẻ biết thấu hiểu sẻ chia là một công việc cần nhiều sáng tạo, thấu hiểu, yêu thương chăm sóc. Và các sự tri thức. Và cũng còn nhiều yếu tố khác nữa để tác động lên đứa trẻ. Có những bậc cha mẹ không hiểu được cảm xúc của con. Và nhiều nguyên nhân, lý do có thể liệt kê. Nhưng cốt lõi là giá trị tình yêu có được hết lòng và phương pháp có thực sự được đúng cách.
Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương
Dạy trẻ đọc cảm xúc
Với sự phát triển hiện nay. Chúng ta có thể áp dụng và sáng tạo cho trẻ nhiều trò chơi hay xem những điều lý thú. Xem các hình ảnh và có gợi ý từ vựng là một cách hay để trẻ nhận biết. Hướng dẫn từ cái đơn giản đến cái phức tạp.
Có một đứa trẻ nghịch bẩn và người mẹ thật sự không hài lòng về điều đó. Vậy người mẹ sẽ làm như thế nào?
Rất nhiều trường hợp sẽ xảy ra:
Trường hợp 1: Người mẹ sẽ đến nói hết suy nghĩ của mình một cách khéo léo một cách nghiêm. Như “con không nên thế này, vì nghịch bẩn sẽ khiến con đau mắt, đau tay. Đau mắt sẽ không xem doremon được. Đau tay sẽ không ăn ngon được. Nếu con làm nữa mẹ sẽ phạt…” Sau đó, người mẹ có thể yêu cầu trẻ dọn. Hoặc phạt một buổi dọn cỏ,… Để trẻ thấy mẹ đang không hài lòng về việc mình làm.
Trường hợp 2: Người mẹ có thể quát mắng. Việc quát mắng dễ làm trẻ tổn thương nhưng lại khiến trẻ nhận thức được cảm xúc nhanh nhất. Nhưng điều đó nên làm tùy trường hợp. Và không nên la mắng trẻ.
Đó chỉ là hai trường hợp có thể xảy ra điển hình trong đời sống hằng ngày. Và để chứng minh cho thấy mình có thể vận dụng. Và xen kẽ các hoạt động hằng ngày để dạy trẻ một cách khoa học.
Đọc sách cho trẻ là một phương pháp hay
Từ những câu chuyện cổ tích đến các câu chuyện hằng ngày. Mỗi phụ huynh nên xây dựng văn hóa đọc sách và chia sẻ cùng với con. Những quyển truyện bằng hình ảnh sẽ khiến con thích thú và tò mò. Còn các câu chuyện kể sẽ khiến trẻ thấu hiểu và ghi nhớ dễ hơn. Lựa chọn những quyển sách hay và câu chuyện có thật cũng là một việc mà cần sự sáng tạo và nghiên cứu của phụ huynh.
Từ lời kể đến thực tế
Qua từng lời kể là các câu chuyện đầy cảm xúc. Áp dụng vào thực tế là sự nhìn nhận và đánh thức những sự thấu hiểu. Vậy thực tế ở đâu và như thế nào?
Thực tế chính là đời sống hàng ngày của các con. Mối quan hệ giữa gia đình, người thân, giữa bạn bè, giữa thầy cô,… Những con người tác động hàng ngày về hành vi trong từng đứa trẻ. Nhìn thấy bố mẹ đi từ thiện, đứa trẻ cảm nhận được sự cần thiết về điều tốt đó. Càng hay hơn, khi đứa trẻ được bố mẹ chia sẻ và thực hành những việc đó. Đứa trẻ sẽ làm theo khi thầy cô nói về sự khó khăn của một bạn học, và chúng ta cần giúp đỡ bạn ấy. Càng quý hơn khi nhìn thấy người bạn của mình nhường quyển truyện hay.
Trở về cốt lõi của sự nhận biết
Khi con khôn lớn, xã hội sẽ dạy con nhiều hơn. Nhưng khi con còn nhỏ, chính bố mẹ là người tác động mạnh mẽ đến con. Những giá trị sống mà bố mẹ đang thực hiện. Là những điều cơ bản nhất về cuộc sống của con sau này. Cùng con tham gia hoạt động xã hội. Cùng con chia sẻ cảm xúc. Cùng con học những điều mới lạ trong cuộc sống. Tình yêu càng lớn, sự quan tâm đúng cách, càng giúp con thấu hiểu và sẽ chia. Vậy cốt lõi của vấn đề dạy trẻ là chính gia đình. Nằm sâu trong đó là phong cách sống của bậc làm cha làm mẹ. Vậy để con biết sẻ chia, thì bản thân cha mẹ là bậc thầy của giá trị sống yêu thương.