Hãy nâng niu bàn chân của bạn

Rate this post

Hai bàn chân là phần dễ bị tổn thương nhất của cơ thể, do nằm ở vị trí thấp nhất, chịu đựng sức nặng của toàn thân, hứng chịu và tích giữ những chất cặn bã bị lắng đọng, chịu nhiều va chạm và tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh, ẩm thấp từ đất. Chính vì vậy hai bàn chân thường có nhiều dạng tổn thương như dập, bị chèn ép gây tổn thương khớp, nứt nẻ bàn chân, gót chân, các loại nấm kẽ chân, đặc biệt ở những người phải lao động chân tay, tiếp xúc nhiều với bùn, nước.

cach-tri-nut-got-chan.1jpg

Y học cổ truyền rất trân trọng hai bàn chân, nâng niu hai bàn chân bằng các phương pháp chăm sóc và điều trị độc đáo sao cho hai bàn chân luôn luôn hồng hào, tươi nhuận, ấm áp, không có bất cứ một biểu hiện bất thường nào cả. Nếu chúng ta có thể giữ được hai bàn chân ở một trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh có nghĩa chúng ta đang giữ cho sức khỏe toàn thân được sung mãn, ít mắc bệnh tật.

Một số phương pháp đơn giản chúng ta có thể áp dụng để tác động vào hai bàn chân như sau

  1. Tự xoa bóp hai bàn chân 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần khoảng 15 phút (nếu không có thời gian thì nên làm một lần vào mỗi tối trước khi đi ngủ). Việc xoa bóp bắt đầu từ phần mu bàn chân với các thủ thuật xoa, xát, day, ấn, bóp; rồi đến vùng lòng bàn chân và gót chân với các thủ thuật như vuốt, nắn, day, ấn, điểm, đấm… Tiếp tục tác động đến các ngón chân bằng cách ấn, vuốt, nắn, đẩy, kéo giãn và cuối cùng vận động khớp cổ chân và rung chân. Có thể xoa bóp với dầu nóng để xoa bóp đơn thuần hay sử dụng một loại kem xoa bóp bàn chân có chứa các chất giảm viêm, giảm đau, làm nóng da khi có những biểu hiện đau nhức ở vùng mềm hay các khớp của bàn chân…
  2. Lăn hai bàn chân trên một bàn lăn bằng gỗ, sự tác động của trục lăn trên da lòng bàn chân cũng giúp kích thích những vùng phản xạ và các kinh huyệt ở lòng bàn chân, làm như vậy rất tốt cho việc phục hồi sức khỏe.
  3. Rung bàn chân bằng máy massage chân cũng là một phương pháp rất đơn giản mà có hiệu quả. Khi bật máy lên thì máy sẽ tạo độ rung, chúng ta đặt hai bàn chân lên vị trí đã định sẵn trên thân máy và hai bàn chân sẽ được kích thích bằng cường độ rung của máy.                                                                                         ngam chan
  4. Ngâm chân: có rất nhiều dạng ngâm chân
  • Ngâm chân bằng nước ấm: đổ nước ấm (có thể nhiệt độ khoảng 40 độ C) vào trong một chậu nước nhỏ, đủ để ngâm hai bàn chân với mực nước lên ngang cổ chân, trong vòng 15 đến 20 phút. Đây là cách ngâm chân đơn giản nhất.
  • Ngâm bằng nước muối đơn thuần: hòa vào trong chậu nước ấm hai muỗng canh muối hột; có thể dùng một số loại muối đặc biệt (để tắm hoặc ngâm tay chân) được bán trong các cửa hàng hay siêu thị.
  • Ngâm bằng nước thuốc dược thảo: khi ngâm chân dạng này cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tiến hànhđúng cách thì mới phát huy tốt nhất tác dụng của việc ngâm chân bằng dược thảo. Ngâm với các loại dược thảo có tính ấm nóng cho người có tạng hànvà những loại dược thảo có tính mát chongười có tạng nhiệt. Có những bài thuốc ngâm chân thích hợp cho từng loại bệnh như: thấp khớp, thoái hóa khớp, tê bì tay chân, cao huyết áp, mất ngủ, suy nhược thần kinh hoặc các bệnh ngoài da của hai bàn chân như tổ đĩa, nấm ăn chân, chàm…

loi-bai-hat-me-yeu-con

  • Ngâm chân bằng các loại hoa: thường sử dụng những loại hoa như hoa hồng, hoa bưởi, hoa cúc, hoa nhài…
  • Ngâm chân bằng trà xanh…
  • Ngâm chân bằng nước suối khoáng, bùn khoáng…

Phương pháp ngâm chân rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả điều trị và phòng bệnh rất tốt. Trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, ngâm hai bàn chân vào chậu nước, trong lúc ấy vẫn có thể làm việc với máy vi tính, xem sách báo, xem tivi… Sau khi ngâm chân nên tiến hành xoa bóp hai bàn chân thì kết quả sẽ được phát huy tốt nhất.

Hai bàn chân hồng hào tươi nhuận, ấm áp, thơm tho là biểu hiện cho một sức khỏe dồi dào về cả thể chất lẫn tinh thần.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận