Sự phát triển tâm vận động của trẻ

Rate this post

Tâm vận động là một khái niệm bao gồm sự vận động và tâm lí của trẻ em. Thông qua sự phát triển tâm vận động ta đánh giá được sự hoàn thiện các chức năng sinh lí của hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể, đánh giá sự trưởng thành của cơ thể.

Tâm vận động bao gồm: Sự vận động, sự phối hợp vận động, khả năng nghe và nói, sự nhận thức xã hội.

Composite of baby(12 months)in  disposable nappy taking first step

Để đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ em, có thể theo dõi, khảo sát 4 khía cạnh:

– Các động tác vận động của trẻ.

– Sự khéo léo kết hợp các động tác.

– Sự phát triển về lời nói.

– Quan hệ của trẻ đối với những người và môi trường xung quanh.

  1. Quá trình phát triển

Thông thường, quá trình phát triển tâm vận động của trẻ em diễn ra phù hợp và song song với sự trưởng thành của hệ thần kinh trung ương. Điều kiện chủ quan và kiên quyết cho quá trình phát triển này là một vỏ não phát triển và trưởng thành hoàn toàn bình thường, cùng với sự toàn vẹn của hệ thống tín hiệu thứ nhất (ngửi, nếm, sờ, mó, nghe, nhìn). Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên và xã hội là những yếu tố khách quan hết sức quan trọng trong quá trình phát triển tâm vận động của trẻ em.

Tuy sự khác biệt giữa các cá thể trong từng giai đoạn hoặc trong cả quá trình phát triển không phải là ít, song nhìn chung, tất cả các cá thể đều tuân thủ một số qui luật sau đây:

Phát triển tâm vận động là một quá trình liên tục từ thai nhi đến tuổi trưởng thành.

Trình tự phát triển đồng nhất ở mọi trẻ nhưng tốc độ có thể khác nhau.

tre-tap-di

  1. Sự phát triển tâm vận động của trẻ qua một số giai đoạn chính

* Trẻ sơ sinh

Không chủ động được mọi động tác, chỉ có những cử động tự phát không trật tự, không phối hợp hai bên.

Khi đặt nằm ngửa chân, tay ở tư thế khác nhau: 2 tay co, 2 bàn tay nắm, 2 chân có thể cùng co, cùng duỗi hoặc 1 chân co 1 chân duỗi.

Trẻ có các phản xạ tự nhiên như phản xạ bú, mút, phản xạ nắm tay, phản xạ bắt chộp.

Trẻ ngủ nhiều, nhưng đã biết:

+ Nghe: Nếu có tiếng động to trẻ giật mình.

+ Nếm: Trẻ không thích uống những chất đắng, nếu bị ép có phản ứng nhắm mắt lại, thích ngọt.

+ Ngửi: Có thể ngửi mùi sữa mẹ qua đó tìm được mẹ và tìm vú mẹ khi mẹ ôm bé vào lòng.

* Trẻ 2-3 tháng

Nâng được đầu khỏi chiếu khi nằm sấp, lật được từ ngửa sang nghiêng.

Chưa tự điều chỉnh được các động tác.

Nhìn theo vật sáng di động, tìm nguồn tiếng động, vật di động.

Ham thích hoàn cảnh xung quanh: mỉm cười, hóng chuyện khi được hỏi.

* Trẻ 4-5 tháng

Lẫy được từ ngửa sang sấp, từ sấp sang ngửa.

Bắt đầu có những vận động hữu ý ở tay và chân.

Trẻ thích theo dõi, thích cười với người xung quanh, thích đồ chơi.

Có thể kiểm tra khả năng nghe của trẻ bằng cách gây tiếng động phía sau, trẻ quay đầu về hướng có tiếng động.

* Trẻ 6 tháng:

Trẻ ngồi vững lúc 6 tháng.

Cầm đồ chơi bằng bàn tay.

Biết lạ, biết quen.

Bập bẹ hai âm thanh rõ ràng, bắt chước mẹ.

* Trẻ 9 tháng:

Ngồi vững, bò vững.

Có thể phối hợp động tác tốt: mỗi tay cầm 1 đồ vật trườn ra phía trước để nhặt đồ vật.

Trẻ có cảm xúc vui mừng, sợ hãi, hiểu được lời nói đơn giản.

Phát âm được các từ “bà, bà”, “má, má”, “mẹ”.

* Trẻ 12 tháng:

Đứng vững, có thể đi được một vài bước.

Có thể sử dụng ngón tay dễ dàng: nhặt vật tròn bằng ngón cái và ngón trỏ.

Trẻ tập nói, nói được một vài từ đơn giản “bà ơi”, “mẹ đâu”, hiểu được một số lời nói.

Thể hiện ý thích rõ.

vandong

* Trẻ 18 tháng:

Đi nhanh, chạy được. Trẻ cầm được bát, thìa khi ăn, xếp đồ chơi thành nhà.

Nói được các phần cơ thể khi được hỏi.

Điều chỉnh được một số phản xạ. Gọi mẹ khi muốn tiểu.

* Trẻ 24 tháng:

Lên được cầu thang một mình, nhảy được một chân.

Tự mặc được quần áo, rửa mặt nhưng còn vụng về, vẽ được hình tròn, đường thẳng.

Nói được câu dài, có thể hát được bài hát ngắn.

* Trẻ 3 tuổi:

Đi nhanh, leo được bậc cửa.

Tay chân bớt vụng về, động tác khéo léo hơn. Trẻ có thể làm được một số động tác tự phục vụ như xúc cơm, đi tất…, tập múa, tập vẽ.

Lời nói phát triển, vốn từ phong phú, có thể có tới 1000 từ, khả năng tiếp thu tốt, có thể học thuộc bài hát ngắn.

Trẻ thích sinh hoạt tập thể.

* Trẻ 4-6 tuổi:

Vận động khéo léo, nhanh nhẹn. Tinh thần phát triển nhanh, tiếng nói phát triển mạnh, trẻ nói đúng ngữ pháp.

Thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích sinh hoạt tập thể.

Trẻ có khả năng học tập tiếp thu sự giáo dục.

2 Gia Đình

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận